Vệ sinh lọ hoa pha lê Tiệp là một việc làm thường xuyên của nhiều bà nội trợ hay các thành viên trong gia đình, nhưng có phải bạn đã vệ sinh đúng cách?
Pha lê là chất liệu đặc biệt với những tinh thể silicat liên kết với kết cấu xốp hơn thủy tinh nên dễ bị ám màu và ám mùi vào chất liệu pha lê. Đặc biệt là các lọ hoa pha lê thường phải tiếp xúc với nước và hoa nên sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn.

Vậy cần lưu ý gì khi vệ sinh lọ hoa pha lê Tiệp?
1. Sử dụng đúng chất tẩy rửa phù hợp
Đối với pha lê không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh nên dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc các chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên.
Bạn có thể tìm các chất tẩy rửa kính để vệ sinh cho pha lê. Hoặc dùng chất tẩy rửa từ tự nhiên: nước chanh, giấm, muối, cát...
2. Sử dụng đồ rửa phù hợp
Với các món đồ pha lê hay kể cả thủy tinh thì không nên sử dụng các loại khăn, giẻ rửa cứng và sắc nhọn có thể làm ảnh hưởng tới bề mặt của pha lê.
Tốt nhất là bạn nên sử dụng loại giẻ rửa bát làm từ sợi gai để có độ cứng vừa phải để có thể lau sạch các vết bẩn cứng đầu. Sau khi đã rửa sạch cần lau lại lọ hoa pha lê Tiệp của bạn bằng loại vải mềm và không có sợi bông như vải sợi lanh là một lựa chọn tốt.
3. Lưu ý khi vệ sinh lọ hoa pha lê Tiệp kiểu pha lê mài hay mạ vàng
Một số lưu ý đặc biệt đối với các lọ hoa pha lê cầu kì của pha lê Tiệp như lọ hoa pha lê mài và lọ hoa pha lê mạ vàng:
- Lọ hoa pha lê mài thường có những chi tiết mài tương đối khó vệ sinh ngay lập tức, nên lọ hoa pha lê mài nên ngâm cả lọ hoa vào dung dịch nước rửa pha loãng để tẩy vết bẩn. Nếu không bạn sẽ cần dùng vòi nước cao áp để đánh bay vết bẩn.

- Lọ hoa pha lê mạ vàng đắp nổi là loại lọ hoa vô cùng sang trọng với chất liệu vàng nên việc vệ sinh cần cố gắng tránh những phần được mạ vàng. Thêm vào đó là lưu ý trong quá trình sử dụng không nên để bẩn vào phần mạ vàng quý giá này.
Vệ sinh lọ hoa pha lê Tiệp sao cho đúng cách không khó nhưng cần sự trân trọng và tỉ mỉ để lọ hoa luôn được tỏa sáng lung linh trong không gian ngôi nhà bạn.