Giống với hầu hết các sản phẩm trang trí nội thất trong nhà khác, sau một thời gian sử dụng, đèn ốp trần rất dễ bám bụi bẩn. Việc này sẽ làm giảm hiệu suất chiếu sáng cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Ở bài viết dưới đây, hãy để phale.com.vn hướng dẫn bạn cách vệ sinh đèn ốp trần tại nhà đúng kỹ thuật. Theo dõi ngay nhé!
Tại sao nên vệ sinh đèn ốp trần?
Do nằm ở vị trí đặc thù ở trên cao, đèn ốp rất dễ bị nhiễm bụi bẩn, bám màng nhện gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, khả năng chiếu sáng và nhiều vấn đề khác. Dưới đây là tổng hợp những lý do mà bạn cần vệ sinh định kỳ các sản phẩm đèn ốp trần!
Mất đi chức năng trang trí của đèn
Bụi bẩn, mạng nhện khi tích lũy trong thời gian dài sẽ tạo ra các mảng ố, vết bẩn có thể quan sát được bằng mắt thường. Và dĩ nhiên là những yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và chức năng trang trí của đèn ốp trần. Chúng không chỉ gây khó chịu cho chủ nhà mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến những đánh giá không tốt của khách khi tới thăm ngôi nhà.
Giảm hiệu suất chiếu sáng
Như đã đề cập ở trên, bụi bản và mạng nhện tích tụ sẽ tạo ra các mảng ố. Chúng vừa làm giảm đi tính thẩm mỹ vừa ảnh hưởng tới khả năng phát xạ ánh sáng của bóng đèn. Điều này khiến ánh sáng đèn bị mờ đi nhiều so với khi mới lắp.
Ảnh hưởng tới phong thủy
Đèn ốp trần theo phong thủy là vật dụng có chức năng thu nhận những nguồn năng lượng tốt từ bên ngoài vào trong căn nhà. Việc bị dính bẩn, ố có thể sẽ gây cản trở tới sự di chuyển của các nguồn năng lượng này.
Tăng tuổi thọ và bảo quản đèn ốp trần tốt hơn
Vệ sinh đèn ốp trần định kỳ sẽ giúp gia tăng tuổi thọ của chiếc đèn. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra để vệ sinh, bạn cũng có thể phát hiện những vấn đề như: hỏng hóc, tụt ốc, bung sơn, trần nhà có dấu hiệu quá tải,… để từ đó đưa ra các phương án bảo dưỡng, thay thế kịp thời, tránh để lại hậu quả lớn hơn trong tương lai.
Giữ cho đèn ốp trần luôn sáng bóng và đẹp mắt
Khi vệ sinh đèn ốp trần định kỳ, bạn sẽ giữ đèn luôn sạch sẽ, sáng bóng và từ đó, khả năng phát xạ ánh sáng sẽ tốt hơn, tính thẩm mỹ cũng cao hơn. Một điều hiển nhiên là chiếc đèn được vệ sinh thường xuyên sẽ trở nên sang trọng, hiện đại và tạo điểm nhấn cho không gian hơn nhiều một chiếc đèn bám bụi bẩn, màng nhện.
Cách vệ sinh đèn ốp trần
Trước khi tiến hành vệ sinh đèn, bạn hãy chuẩn bị trước các dụng cụ vệ sinh (khăn lau ẩm, bình xịt, chất tẩy rửa chuyên dụng cho pha lê, khăn lau khô), dụng cụ tháo lắp (tua vít, thang), đồ bảo hộ (mũ, găng tay, dây an toàn) và bày chúng ra trước sao cho dễ dàng lấy nhất khi cần sử dụng.
Việc làm này sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian tim và giảm thời gian vệ sinh đèn rất nhiều. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, hãy tiến hành vệ sinh đèn ốp lần lượt theo các bước ở dưới đây!
Bước 1: Tắt nguồn điện
Tiến hành tắt nguồn điện tổng trước khi vệ sinh đèn ốp trần để đảm bảo an toàn. Bạn nên kiểm tra lại bằng bút thử điện để chắc chắn nguồn điện đã được ngắt thành công.
Bước 2: Chọn chất tẩy rửa phù hợp cho pha lê
Tiếp đến là công đoạn tạo chất tẩy rửa. Bạn tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh vì chúng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của pha lê. Chất tẩy rửa ở đây có thể là nước hoặc một vài chất tẩy rửa nhẹ dễ bay hơi như cồn chả hạn.
Bước 3: Chuẩn bị không gian làm việc
Một chiếc thang sẽ là lựa chọn có sẵn được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên bạn cần phải đảm bảo được sự chắc chắn, tốt nhất hãy nhờ người giữ thang để đảm bảo hơn trong quá trình vệ sinh đèn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giàn giáo công trình nếu muốn an toàn hơn hoặc chỉ có một mình.
Bước 4: Tháo rời các bộ phận
Nếu là một người có đầy đủ chuyên môn, bạn có thể tiến hành tháo rời trước các bộ phận dễ vận chuyển và tháo/lắp như phần ốp hay các hạt pha lê để đưa chúng xuống khu vực vệ sinh sau đó làm sạch chúng. Tuyệt đối không thử tháo những chi tiết phức tạp như bộ nguồn hay các chùm đèn nối liền nhau.
Bước 5: Làm sạch tất cả hạt pha lê
Nếu các hạt pha lê có thể tháo rời khỏi đèn, bạn có thể mang chúng xuống khu vực vệ sinh để làm sạch một cách triệt để hơn. Nếu không tháo được, hãy tham khảo các bước làm sạch hạt pha lê sau:
- Dùng chổi lau bụi nhẹ nhàng lau bớt lớp bụi bám bên ngoài pha lê.
- Xịt dung dịch vệ sinh vào khăn (ở đây mình thường dùng cồn 90 độ pha với nước ấm) rồi từ từ lau từng hạt pha lê theo chiều từ trên xuống, từ trong ra. Bạn cũng có thể cho dung dịch vệ sinh vừa pha vào một chiếc bình xịt và phun trực tiếp lên các hạt pha lê.
- Sau khi lau xong lần 1, hãy lấy một chiếc khăn khô và tiến hành lau lại tất cả hạt pha lê thêm một lần nữa.
Bước 6: Làm sạch khung đèn
Với phần khung đèn, bạn nên hạn chế phun trực tiếp nước lên bộ phận này vì có thể dẫn đến các sự cố bong, tróc sơn hay han, gỉ về sau. Cách làm đúng nhất là lấy một chiếc khăn ẩm, lau sạch lớp bụi bẩn bám trên khung rồi lau lại một lần nữa bằng một chiếc khăn khô.
Bước 7: Lau sạch bóng đèn
Bóng đèn chính là bộ phận cuối cùng cần phải vệ sinh, bạn có thể tiến hành tháo/lắp từng bóng để vệ sinh hoặc dùng khăn lau từng chiếc bóng đèn một. Tuyệt đối không xịt chất tẩy rửa vào bộ phận này vì chúng được kết nối thẳng với mạch điện, việc vệ sinh không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng cháy, chập, nổ. Trong quá trình vệ sinh bóng đèn, nếu phát hiện bóng nào bị ám đen hay bị hỏng thì bạn có thể tiến hành thay thế chúng luôn.
Bước 8: Lắp lại đèn, kiểm tra và hoàn thành
Công đoạn cuối cùng, bạn hãy lắp lại các bộ phận đã tháo rời sau khi làm sạch. Tiếp đến, kiểm tra lại lần cuối xem còn bỏ sót khu vực nào chưa vệ sinh hay không? Nếu đèn đã được vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy chờ khoảng 30 – 1 tiếng sau khi lắp lại đèn để các bộ phận vừa lau được khô ráo hoàn toàn. Sau đó hãy thử mở nguồn điện và bật công tắc để kiểm tra xem đèn và hoàn thành quá trình vệ sinh.
Những lưu ý khi vệ sinh đèn ốp trần
Trong quá trình vệ sinh đèn, bạn hãy lưu ý một vài vấn đề sau:
Tránh sử dụng chất tẩy rửa chứa hóa chất mạnh
Như đã đề cập ở trên, pha lê rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất mạnh, chưa kể đến các bộ phận khác như khung, móc treo cũng rất dễ bị bong, tróc sơn hay han gỉ khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Lựa chọn tốt nhất là vệ sinh bằng nước hoặc các chất tẩy rửa nhẹ như cồn, nước chanh pha loãng,…
Đảm bảo đèn ốp trần đã nguội hoàn toàn trước khi vệ sinh
Việc vệ sinh ngay sau khi đèn sử dụng có thể gây bỏng hoặc làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Nếu có bật đèn trước đó, bạn nên vệ sinh đèn sau khi chờ thời gian nguội khoảng 30 phút – 1 tiếng.
Sử dụng vải mềm và không gây trầy xước bề mặt pha lê
Các loại vải thô, vải bò có thể gây xước bề mặt pha lê trong quá trình vệ sinh và gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của sản phẩm. Lời khuyên là bạn nên tham khảo các loại vải mềm, mịn và mỏng chả hạn như cotton hoặc nỉ.
Cách tránh gãy, vỡ pha lê trong quá trình vệ sinh
Để hạn chế tối đa sự cố làm gãy/vỡ pha lê trong quá trình vệ sinh, bạn nên tháo rời pha lê và di chuyển xuống để dễ dàng làm sạch hơn. Nếu không tháo rời được, bạn hãy lót một tấm vải dày ở ngay dưới đèn ốp trần để nếu pha lê có rơi thì miếng vải này sẽ làm giảm lực tác động và giúp chúng khó bị gãy/vỡ hơn.
Khéo léo khi di chuyển và xử lý pha lê để tránh gãy, vỡ hoặc trầy xước
Khi di chuyển pha lê từ trên đèn xuống khu vực vệ sinh, bạn nên nhờ người giúp cùng vận chuyển. Khi vận chuyển, bạn có thể bọc chúng trong một lớp vải để giảm thiểu khả năng chẳng may bị rơi, rớt. Ngoài ra, trong quá trình làm sạch, hãy tránh để pha lê tiếp xúc với mặt phẳng cứng hoặc xếp chồng chúng lên nhau, việc này sẽ tránh làm trầy xước chúng gây ảnh hưởng tới giá trị cũng như tính thẩm mỹ..
Tránh tiếp xúc nước trực tiếp với các bộ phận điện và điện tử
Các bộ phận điện và điện tử rất dễ bị hỏng hóc, trập, cháy nếu tiếp xúc với nước. Do đó mà khi vệ sinh chúng, bạn nên sử dụng khăn lau khô hoặc dùng chổi lau bụi. Tuyệt đối không phun thẳng nước hay chất tẩy rửa vào các bộ phận này trong quá trình vệ sinh.
Kiểm tra và thay thế các bóng đèn hỏng hoặc mờ
Trước khi ngắt nguồn điện, bạn hãy bật đèn nên và quan sát, đánh dấu lại các bóng đèn bị hỏng hoặc bị mờ để tiến hành thay thế chúng trong quá trình vệ sinh. Bên cạnh đó, các bóng đèn đã bị ám đen ở đầu, đuôi cũng nên được thay mới bởi chúng sẽ hỏng sớm trong tương lai.
Bao lâu thì nên vệ sinh đèn ốp trần một lần?
Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất vệ sinh
Thông thường đồ nội thất tại các căn nhà ở gần khu vực có tần suất giao thông đi lại đông đúc sẽ dễ bẩn nhanh hơn so với các căn nhà ở trong ngõ, xa trục đường chính. Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới tần suất vệ sinh đó là vị trí đặt đèn, những chiếc đèn ốp được đặt ở không gian bên ngoài, tại phòng khách hay phòng ăn sẽ cần vệ sinh nhiều hơn những chiếc đèn ở phòng ngủ, phòng làm việc.
Hướng dẫn vệ sinh theo từng giai đoạn: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm
Bạn có thể vệ sinh đèn ốp trần hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm tùy theo khả năng cũng như điều kiện của bản thân.
- Với những khoảng thời gian ngắn như hàng ngày, hàng tuần bạn có thể sử dụng chổi lau bụi để lau chùi những chiếc đèn bị bám bụi và thay thế những sản phẩm bị hỏng.
- Còn với những khoảng thời gian dài hơn như hàng tháng, hàng năm thì bạn cần vệ sinh một cách triệt để, tháo rời các bộ phận và tiến hành lau chùi tổng thể. Ngoài ra cũng cần kiểm tra xem liệu các bộ phận có đang hoạt động bình thường hay không, có bộ phận nào xuất hiện vấn đề và cần thay thế hay không,…
Việc duy trì đèn ốp trần luôn sạch sẽ không những làm gia tăng tuổi thọ của sản phẩm, giúp sản phẩm luôn rực rỡ, lấp lánh, sang trọng, đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt về phong thủy. Hy vọng với những chia sẻ về cách vệ sinh đèn ốp trần chuẩn kỹ thuật mà Công Ty TNHH Quà Tặng Pha Lê vừa chia sẻ, bạn đã có thể tự mình vệ sinh những chiếc đèn tại căn nhà của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này!