Khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của những đồ pha lê lộng lẫy, lấp lánh, kiêu sa và sang trọng. Dù có thể dễ dàng nhận thấy giá trị cao của pha lê, liệu bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chúng có được vẻ đẹp hoàn mỹ như vậy và chính xác những tinh thể này là gì, chúng có nguồn gốc từ đâu?
Pha lê là gì?
Pha lê là sự kết hợp giữ thủy tinh silicat và lượng oxit chì khi nung nóng ở nhiệt độ lên đến hàng ngàn độ C. Trải qua quá trình tinh luyện, bản chất silicat thay đổi và trở thành pha lê.
Chính bởi điều này mà pha lê có độ lấp lánh hơn nhiều do hiện tượng tán sắc khi ánh sáng đi qua pha lê gặp các tinh thể oxit chì. Tùy thuộc vào từng sản phẩm với mục đích sử dụng khác nhau mà hàm lượng silicat và oxit chì trong pha lê cũng khác nhau.
Cụ thể, pha lê dùng để phục vụ cho nhu cầu trang trí nội thất như đèn pha lê trang trí, đèn thả, đèn ốp trần, đèn tường, đèn lồng, đèn cây, bình hoa pha lê… thường có hàm lượng chì trên 30%. Đặc biệt, các sản phẩm này còn được mài thủ công một cách tỉ mỉ để tăng thêm độ sáng, ánh quang để trở nên long lanh hơn.
Trong khi đó, pha lê dùng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt là loại pha lê được tạo bởi sự thay thế oxit chì bằng những chất khắc làm tăng khúc xạ và hiện tượng tán sắc ánh sáng tương đồng như pha lê truyền thống.
Đây là loại pha lê không chì, được dùng làm ly pha lê, cốc pha lê bình rượu, âu đĩa, bát,… vì đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Còn pha lê thông thường với hàm lượng oxit chì thấp có kết hợp thêm Bari thì sẽ được dùng để làm đồ lưu niệm, cúp, kỷ niệm chương, chặn giấy,…
Nguồn gốc pha lê
Nói về nguồn gốc của pha lê, chắc chắn không thể nói đến pha lê tự nhiên. Tinh thể pha lê tự nhiên, là một dạng thạch anh silic dioxit, được hình thành trong tự nhiên và nói một cách văn vẻ, nó cũng xưa như trái đất về năm tuổi.
Pha lê tự nhiên trong suốt và sáng trong giống như băng, nên người Hy Lạp còn gọi là krystallos (băng). Pha lê tự nhiên được đánh giá cao bởi độ tinh khiết, càng tinh khiết càng có giá trị cao.
Tuy nhiên cũng có những loại lẫn tạp chất và có màu trắng đục. Bởi sự khan hiếm và đắt đỏ của mình, pha lê tự nhiên, từ xưa đến nay, thường chỉ được sử dụng trong chế tác đồ trang sức.
Pha lê dễ vỡ không?
Pha lê và thủy tinh có chung nhiều yếu tố hóa học, tuy nhiên nhờ có thêm chất chì vào cấu trúc nên pha lê có độ bền và tính dẻo dai cao hơn so với thủy tinh truyền thống. Tuy pha lê có độ bền tốt hơn, nhưng không có nghĩa là nó hoàn toàn không dễ vỡ. Khi tiếp xúc với lực tác động mạnh từ độ cao hoặc khi va chạm với các vật cứng, pha lê vẫn có nguy cơ bị vỡ.
Pha lê nhân tạo và sự liên với thủy tinh
Sự ra đời của pha lê nhân tạo có mối liên hệ mật thiết với ngành sản xuất thủy tinh. Thủy tinh đã được biết ngay từ thời kỳ Ai Cập cổ đại với phương pháp hình thành lõi bằng đất sét và phân rồi được bao quanh bởi thủy tinh nóng chảy.
Khoảng cuối thế kỷ thứ Nhất trước Công Nguyên, phương pháp thổi thủy tinh đã ra đời. Theo đó, các đồ vật với hình dạng phức tạp và đối xứng đã được sản xuất ra nhờ vào thủy tinh nóng chảy ở phần cuối ống thổi.
Tại châu Âu, ngành sản xuất thủy tinh không phát triển cho đến cuối thế kỷ 13, Venice trở thành trung tâm sản xuất thủy tinh và đến cuối thế kỷ 15 thì Venice trở thành nhà sản xuất thủy tinh lớn nhất châu Âu.
Dấu mốc cho sự hình thành pha lê nhân tạo chính là vào năm 1676, với phát minh của George Ravenscroft, bằng việc thêm chì vào thủy tinh nóng chảy để tạo thành thủy tinh chì (thủy tinh pha lê hay pha lê nhân tạo). Điều này đã mở ra sự phát triển mạnh mẽ của loại pha lê trong suốt trên quy mô công nghiệp ở châu Âu vào thế kỷ 17.
Khác biệt pha lê và thủy tinh
Pha lê nhân tạo còn được gọi là thủy tinh chì bởi vì vốn dĩ nó được tạo ra từ thủy tinh (silicat kali) khi cho vào một lượng oxit chì II (PbO) và oxit bari (BaO). Thông thường, pha lê chứa từ 12-28% chì trong toàn bộ tinh thể của nó. Nếu chứa tới 40% chì, nó có thể có độ cứng tối đa, nếu chứa ít hơn 24% chì cùng tỉ lệ cao oxit bari sẽ đảm bảo chỉ số khúc xạ của pha lê.
Trên thực tế, trong lịch sử trước đó, ở một số nơi trên thế giới, oxit chì cũng đã được thêm vào trong sản xuất thủy tinh màu với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên nó chưa được tạo ra một cách có ý thức để sản xuất pha lê nhân tạo trong suốt.
Tác dụng của việc thêm chì vào thủy tinh là gì? Một là, khiến cho nhiệt độ sản xuất thủy tinh chì thấp hơn thủy tinh thông thường. Hai là, giúp chất liệu này có thể dễ dàng để cắt khắc, chế tạo các vật thể một cách hoàn hảo hơn.
Ba là, nói giúp tăng độ trong suốt, tăng chỉ số khúc xạ, khiến cho thủy tinh chì thậm chí còn lấp lánh và đẹp hơn cả pha lê tự nhiên. Thủy tinh mới này được biết đến với tên gọi phổ biến là Pha Lê.
Khác biệt kim cương và pha lê
Thông tin | Kim Cương | Pha lê |
---|---|---|
Nguyên Gốc | Hình thành tự nhiên trong lòng đất với quá trình hình thành kéo dài từ 1 tỷ đến 3,3 tỷ năm. | Được sản xuất công nghiệp bởi công ty chuyên chế tác pha lê. |
Thành phần | Gồm các nguyên tử carbon được sắp xếp trong một cấu trúc cụ thể. | Chủ yếu là thủy tinh Silicat Kali trộn Oxit chì (PbO). |
Độ Cứng (Mohs) | 10 | 8 – 8.5 |
Giá Trị | Đắt đỏ và giá được xác định bởi bốn chữ “C”: carat, độ cắt, màu sắc, và độ trong. | Giá thấp hơn kim cương và dễ tiếp cận hơn. |
Tán Sắc Ánh Sáng | Chỉ số khúc xạ và độ phân tách rất cao, tạo ra một phổ màu sặc sỡ. | Cũng có khả năng tán sắc ánh sáng nhưng không bằng kim cương. |
Màu Sắc | Rất hiếm khi có màu, và thường có các khiếm khuyết hoặc tạp chất tạo màu. | Có thể có nhiều màu sắc do quá trình tráng hợp kim. |